Bánh cuốn từ lâu đã là một món ăn nổi tiếng không chỉ với người Việt Nam mà còn với tất cả khách du lịch nước ngoài. Một khi đã nếm thử món ăn này thì chắc chắn sẽ không bao giờ có thể quên được hương vị của nó. Trong đó, bánh cuốn Thanh Trì là loại bánh cuốn ngon nhất với công thức pha bột, pha nước chấm khác biệt. Cũng bởi vì vậy mà cách làm bánh cuốn Thanh Trì chính gốc luôn là thông tin được nhiều người tìm kiếm nhất. Nếu như các bạn chưa biết thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cách làm món ăn này nhé!
Mục lục
Đôi nét đặc trưng về món bánh cuốn Thanh Trì
Đứng bên cạnh cốm làng Vòng, chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây, xôi Phú Thượng,… thì bánh cuốn Thanh Trì cũng được xem là một món ăn đặc sản của miền đất Thăng Long – Hà Nội. Bánh cuốn Thanh Trì nổi tiếng vậy cũng bởi vì những điểm rất riêng mà các loại bánh cuốn khác không thể có được. Sự đặc biệt này biểu hiện ở tỷ lệ pha bột, tráng bánh và công thức pha nước chấm của người Thanh Trì, họ có một bí quyết “gia truyền” của riêng mình để tạo nên vị ngon nức tiếng cho món ăn. Mặc dù nghe thì thấy có vẻ khó khăn trong cách làm nhưng thực sự khi bạn bắt đầu làm thì hoàn toàn không hề khó.
Những người lớn lên ở Hà Nội hay những người đã sống ở đây lâu năm chắc chắn ít nhiều cũng từng nghe nói đến món bánh cuốn Thanh Trì. Tuy nhiên, hiện tại, với nhiều cơ sở với cái tên “bánh cuốn Thanh Trì” mọc lên hằng ngày, bánh cuốn Thanh Trì cũng không còn giữ được đúng vị của nó. Thậm chí những người trẻ tuổi có lẽ còn chưa thể cảm nhận được vị bánh cuốn Thanh Trì chính gốc.
Mặc dù nghe thì thấy có vẻ khó khăn trong cách làm nhưng thực sự khi bạn bắt đầu làm thì hoàn toàn không hề khó. Bây giờ hãy cùng tôi bắt tay vào chế biến món ăn này nào!
Nguyên liệu để làm bánh cuốn Thanh Trì chính gốc
Nguyên liệu cần có để làm món ăn này không quá khó tìm, bạn có thể đi vào siêu thị hoặc ra trực tiếp các chợ để mua. Dưới đây là các loại thực phẩm và gia vị bạn cần để thực hiện.
Nguyên liệu làm vỏ bánh
– Gạo Khang Dân: 500 gram
– Bột năng: 1 muỗng canh
– Muối: 1 thìa cà phê (bạn có thể nêm nếm theo khẩu vị của mình)
– Nước đun sôi: 1 lít
Nguyên liệu làm nhân bánh
– Thịt nạc vai: 200 gram
– Mộc nhĩ: 50 gram
– Hành khô: 300 gram
– Hành tây: 1 củ
– Dầu ăn: 200ml
Nguyên liệu để pha nước chấm
– Nước mắm: 30 gram
– Đường: 30 gram
– Tỏi, ớt băm nhỏ
– Nước đun sôi: 100ml
Cách làm bánh cuốn Thanh Trì chính gốc
Cùng bắt đầu thực hiện làm món bánh cuốn Thanh Trì chính gốc thơm ngon, bổ dưỡng này ngay bây giờ nhé!
Bước 1: Làm phần vỏ bánh
– Để có món bánh cuốn Thanh Trì chính gốc thơm ngon thì bạn cần phải pha chế bột thật mịn với tỷ lệ chuẩn. Thông thường, mọi người sẽ mua bột bánh cuốn sẵn và về chỉ đổ thêm nước và khuấy đều. Nhưng với món bánh cuốn chuẩn vị Thanh Trì thì bạn sẽ tự mình làm bột.
– Trước tiên, bạn cho phần gạo Khang Dân đã chuẩn bị vào nồi ngâm khoảng 4 – 5 giờ. Sau khi đã ngâm gạo thì bạn lấy cối đá ra và đổ gạo vào, xay cho tới khi gạo nhuyễn. Một điểm lưu ý rằng khi xay thì bạn nến cho vòi nước rưới đều lên gạo để hỗn hợp gạo không bị cứng khi tráng.
– Thứ hai, khi đã xay xong lần một, bạn hãy xay thêm một lần nữa để bột nhuyễn mịn hơn (không bắt buộc). Địa chỉ bánh cuốn bà Hanh cũng xay gạo đến 3 lần để có món bánh cuốn ngon hơn. Đây cũng chính là bí quyết khiến bánh cuốn Thanh Trì chính gốc mềm hơn và chín đều khi nấu.
– Cuối cùng, khi đã xay bột xong, bạn tiếp tục bước vào phần pha bột. Trộn một muỗng canh bột năng với một muỗng cà phê muối vào bột gạo. Tiếp theo, khuấy đều đến khi bột có độ sánh để tráng.
Các bài viết liên quan:
- Top 10 món ăn đặc sản miền Trung hấp dẫn
- Các món ăn đặc sản Hà Nội khiến thực khách nào cũng phải “ghiền”
Bước 2: Làm nhân bánh
– Đầu tiên, bạn chế biến thịt nạc vai đã chuẩn bị, rửa sạch sau đó xay nhỏ thành thịt băm. Cố gắng đừng xay nhuyễn quá mức, khi ăn bạn sẽ khó cảm thấy được hương vị của thịt.
– Bước tiếp theo trong công đoạn này là ngâm mộc nhĩ khi cho tới khi mộc nhĩ nở, bạn rửa sạch lại với nước rồi thái nhỏ. Hành tây bạn cũng thái nhỏ như mộc nhĩ.
– Cuối cùng, bắc chảo lên bếp, cho chút dầu ăn vào trong chảo, rồi cho thịt vào trong đảo đều tay để thịt không bị vón cục. Cho thêm mộc nhĩ vào chảo xào tiếp với thịt, lúc này thịt đang xăm xắp nước. Đến khi nước gần cạn thì bạn đổ hành tây vào xào với thịt và mộc nhĩ. Cuối cùng cho phần gia vị: mắm, mì chính, hạt nêm,… vào tùy theo sở thích, khẩu vị của bạn. Như vậy là bạn đã làm xong phần nhân bánh cuốn Thanh Trì chính gốc rồi.
Bước 3: Tráng bánh cuốn
– Bạn hãy chuẩn bị một chiếc xoong to và một tấm vải xô có kích thước to hơn miệng xoong đó, cụ thể là gấp đôi để dễ dàng tráng bánh. Sau đó, bạn chó nước vào xoong tráng bánh, phủ tấm vải xô lên trên sao cho phần xoong được bịt kín và căng hết miệng xoong. Bạn có thể giữ chắc chắn miếng vải xô đó bằng cách buộc dây thép xung quanh miệng xoong.
– Bật bếp ở mức lửa lớn, đợi đến khi nước sôi thì bạn bắt đầu tráng bánh. Bạn hãy quét một lớp dầu lên bề mặt tấm vải, chỉ một chút ít thôi nhé, đừng đổ quá nhiều dầu nếu không bánh sẽ rất ngấy. Tiếp đó, dùng muôi múc bột đổ vào ngay phần giữa tấm vải đó, tấn đều tay và khiến cho phần bột trên tấm xô thật mỏng. Sau đó, đậy vung lại và chờ khoảng 30 giây là bánh đã chín rồi. Bạn nhẹ nhàng lấy bánh ra và để vào mâm hoặc thớt hay mọi người hay dùng vĩ buồm để để.
Bước 4: Cuộn bánh cuốn thành từng miếng
– Khi đặt bánh cuốn ra ngoài, bạn lấy thìa xúc hỗn hợp nhân bánh vào rồi trải đều trên chiếc bánh. Bạn có thể gập chéo bánh hoặc gập đôi cuộn lại thành chiếc bánh như bánh đa nem. Để trực tiếp bánh lên đĩa hoặc cắt bánh thành từng miếng vừa ăn rồi để ra đĩa.
Bước 5: Rang hành khô cho phần bánh cuốn Thanh Trì
– Bóc vỏ hành khô, cắt lát rồi cho vào chảo đảo đến khi hành khô chuyển vàng. Ở công đoạn này, bạn cứ đổ thật nhiều dầu vào chảo, hành vừa không bị cháy lại có hương vị ngon hơn.
– Đến khi hành chín thì đổ ra rổ thưa để hành ráo bớt dầu. Dùng phần hành khô này rải đều lên đĩa bánh cuốn vừa làm để thêm phần hấp dẫn cho món ăn.
Bước 6: Pha nước chấm bánh cuốn
– Bước cuối cùng trong cách làm bánh cuốn Thanh Trì chính gốc chính là pha nước chấm để chấm bánh cuốn. Để có được phần nước chấm ngon như công thức nước chấm bánh cuốn của bà Hanh thì bạn hãy cân đo cho đúng tỷ lệ như phần chuẩn bị nguyên liệu.
– Cho tất cả đường, giấm, nước mắm và nước sôi vào một chiếc tô lớn và khuấy đều đến khi các gia vị hòa tan, bạn có thể thêm tỏi, ớt tùy vào sở thích của mình.
Như vậy, với 6 bước trên là bạn đã hoàn thành xong món bánh cuốn Thanh Trì chính gốc rồi. Bạn có thể chuẩn bị thêm chút rau mùi, rau thơm và chả quế ăn để thưởng thức cùng món ăn nhé!
Trên đây là cách làm món bánh cuốn Thanh Trì chính gốc mà bạn có thể tham khảo. Thưởng thức hương vị đặc sản bánh cuốn Thanh Trì do chính tay mình làm vừa đảm bảo vệ sinh vừa ngon miệng hơn đúng không các bạn? Hy vọng rằng các bạn có thể thực hiện thành công món ăn này.